10 món ngon đặc sản Đà Lạt không thể bỏ lỡ

Lẩu bò tiềm Yersin thực sự là một quán ăn khá nổi tiếng của Đà Lạt, nằm trên đường Yersin, phục vụ món lẩu bò tiềm gia truyền độc đáo của riêng mình.

Đà Lạt sáng sớm sương mù lãng đãng, không khí se lạnh, thế nên những món ăn có vị cay, nóng rất thích hợp để nạp năng lượng vào buổi sáng và giúp làm ấm người. Sau đây là 10 tại Đà Lạt bạn nên thử.

Không giống như nem chua rán, Đà Lạt khi ăn thường cuộn kèm với bánh tráng, rau xà lách, chuối, khế… và chấm nước tương “độc chiêu”. Nhờ vậy mà vị béo thơm của cùng vị tươi mát của rau quả dậy lên hấp dẫn. Hai quán trên đường Phan Đình Phùng và Bùi Thị Xuân là địa chỉ dành cho bạn khi muốn thưởng thức món này.

5716e492766a8_1461118098


Lẩu bò tiềm Yersin Đà Lạt – một cái tên nghe thật lạ trong thế giới ẩm thực Đà Lạt, có sức khơi gợi sự tưởng tượng và thu hút sự chú ý của đông đảo du khách mỗi khi có dịp đến thăm thành phố ngàn hoa này.

Ví như khi nhắc đến Lẩu bò tiềm Yersin, người ta cứ liên tưởng và rồi hình dung về một món ăn đặc sản nào đó của phố núi, thế nhưng thực tế lại trái ngược hoàn toàn. Lẩu bò tiềm Yersin thực sự là một quán ăn khá nổi tiếng của Đà Lạt, nằm trên đường Yersin, phục vụ món lẩu bò tiềm gia truyền độc đáo của riêng mình.
5716e4d3eeaf1_1461118163

Được chế biến theo cách tiềm và hoàn thiện theo phong cách lẩu, món lẩu bò tiềm Yersin có thể khiến người ta băn khoăn về hương vị rất nhiều. Ấy thế vậy mà, khi thử qua một lần món ăn này, nhất định mọi thực khách sẽ đều có chung một nhận xét về nó là không chỉ độc đáo, thơm ngon, bổ dưỡng mà còn làm thi vị ấm cúng cho bữa ăn trong tiết trời Đà Lạt se lạnh.


Bánh căn Đà Lạt – một trong những món ngon của ẩm thực Đà Lạt với vai trò là món bánh giản dị, được biết đến như nhiều món ngon vỉa hè nổi tiếng khác của phố núi như bánh tráng nướng, xắp xắp hay nem nướng.

Bánh căn Đà Lạt có cách chế biến không cầu kỳ, cũng được đổ khuôn bằng bột gạo, nhưng lại trở nên đa dạng khi kết hợp với nhiều loại nhân theo khẩu vị của thực khách. Nhân bánh có thể là trứng cút, trứng gà ta, trứng vịt được đổ trên mặt bánh khi bột bánh đã se gần chín.

5716e51ebed5c_1461118238

Nếu không dùng trứng, thực khách có thể chọn cho mình nhân hải sản, không thì chút đậu xanh đã xôi chín vàng ươm rất bùi. Bánh căn khi đã đổ chín sẽ được bày thành từng cặp trên đĩa, được dùng kèm với một ít chả lụa, xíu mại và nước chấm. Nước chấm của món bánh căn Đà Lạt được pha chế rất khéo theo phong cách của người Đà Lạt gồm nước mắm pha với chút mỡ hành và chút ớt hoặc sa tế. Đôi khi nước chấm không phải là nước mắm pha mà lại là mắm nêm, cũng được pha chế rất nhẹ nhàng theo đúng vị của người Đà Lạt.


Món bánh ướt lòng gà Đà Lạt có thể xem là đặc sản của phố núi bởi sự độc đáo và lạ lẫm từ tên gọi đến hương vị của nó. Món bánh ướt lòng gà thực chất có cách chế biến không phức tạp, nhưng với người Đà Lạt, sự cầu toàn và bản chất thanh lịch đã làm cho món bánh ướt trở nên rất đặc biệt.

Người Đà Lạt làm bánh ướt khéo và rất cẩn thận ngay từ khâu chọn gạo. Gạo tẻ làm bánh phải là gạo ngon, mới để bánh thật thơm. Người ta ngâm gạo, xay bột, rong bột rồi trộn với một ít bôt năng cùng bột khoai mì, nước theo một tỉ lệ nhất định để bánh có độ dai khi tráng không bị vỡ. Khi tráng bánh, người tráng bánh cũng phải thật khéo để bánh đều mặt không bị chỗ dày chỗ mỏng. Về phần lòng gà và thịt gà dùng kèm với bánh ướt cũng phải được chuẩn bị rất kỹ.
5716e4f615428_1461118198

Khi dùng, người ta dùng đĩa sâu lòng hoặc loại tô nông, cho bánh ướt nóng mới tráng vào, thêm một ít rau thơm, ớt thái lát rồi cho lòng gà xòa chín và thịt gà lên trên rồi rắc thêm một chút tiêu. Kèm theo đĩa hoặc tô bánh ướt lòng gà là một chén nước mắm pha vừa ăn có một chút tỏi, cay, ngọt dịu nhưng đặm vị


Chả ram bắp Đà Lạt có thể được xem là một trong những mối tơ gắn duyên du khách vào không gian nhộn nhịp bình dân ấy. Người Đà Lạt thanh lịch và nhẹ nhàng, nên những món ăn của họ chế biến hầu như cũng đều thắm đượm chút gì đó rất tao nhã. Chả ram bắp cũng thế, trong những cái chả cuốn thơm nồng mùi yến tiệc, lại ẩn chứa vị ngọt thanh đạm bình dị của bắp còn tươi non hương mới.
5716e54ba7042_1461118283

Chả ram bắp chín có mùi thơm rất lạ, không chỉ phảng phất cái thi vị của món chả giò truyền thống, mà còn quyện vào đó một chút thanh của mùi bắp chín hấp dẫn đến lạ lùng. Dùng chung với chả ram bắp là rau sống, rau thơm tươi nguyên của Đà Lạt và nước chấm rất đặc biệt.


Sú kẹp nách Đà lạt – một trong những loại rau củ khá nổi tiếng góp phần không nhỏ tạo nên nét đặc trưng thú vị cho ẩm thực Đà Lạt, lại khiến nhiều người phải bật cười vì cái tên lạ và khá ngộ nghĩnh.

Có nguồn gốc từ Bỉ, tên loại rau này Brussel sprouts, được trồng ở Đà Lạt từ thời Pháp thuộc, sú kẹp nách đã một thời gian vắng bóng và đến nay lại trở nên phổ biến với người dùng. Cùng họ với cải bắp nhưng sú kẹp nách phát triển với nhiều mầm rau theo hình xoắn ốc dọc theo thân cây. Ở mỗi cuống lá sẽ là một quả giống như bắp cải nhỏ, có lẽ chính vì đặc điểm khá đặc biệt này nên khi xuất hiện ở Đà Lạt, cái tên sú kẹp nách được hình thành một cách mộc mạc và thú vị như thế.

Loại rau này chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ và axit folic. Trong thành phần dinh dưỡng của sú kẹp nách có chứa hàm lượng glucosinolates lớn có tác dụng chống bệnh ung thư ruột kết, hay hàm lượng vitamin K cao khá tốt cho tim mạch.


Tuy chỉ là món ăn vặt, hay gọi theo cách thân thiện gần gũi là món ăn đường phố, nhưng xắp xắp Đà Lạt dường như chứa đựng đủ cả hương vị của cuộc sống bình dị nơi thành phố sương mù. Về cách chế biến, xắp xắp Đà Lạt cũng làm từ đu đủ thái sợi, khô bò, phổi bò, gan heo rim ngũ vị, đậu phụng rang, rau thơm, ớt, nước chan tương tự như món gỏi khô bò miền Nam và miền Trung, nhưng xắp xắp Đà Lạt lại mang vị rất khác biệt.

Xắp xắp Đà Lạt làm cho thực khách cảm nhận được đủ vị tinh tế trong từng sợi đu đủ rất giòn, vị rất thanh, thơm của đủ các nguyên liệu bình dị khác hòa quyện làm món ăn này ngon và hấp dẫn đến lạ lùng.

Các loại mứt Đà Lạt
Mứt hoa hồng
Mứt hoa hồng không phải làm từ quả của cây hoa hồng như nhiều người lầm tưởng mà được làm từ cánh hoa Atiso. Bất kì ai thưởng thức cũng thấy thú vị bởi cảm giác hơi ngọt, hơi giòn và dai của cánh hoa Atiso.

Mứt cà chua
Trả lời cho câu hỏi ăn gì ở Đà Lạt, các bạn sẽ thấy hứng thú với món mứt cà chua này. Nhấm miếng cà chua giòn như vừa được hái xuống từ trên cây. Mứt cà chua thường không quá ngọt mà còn giữ được vị tươi ngon của cà chua khi chín.

Mứt khoai lang sâm
Gần giống với mứt khoai lang, mứt khoai lang sâm Đà Lạt dẻo hơn và thơm hơn. Ngậm kĩ loại mứt Đà Lạt này, bạn mới thấy vị thanh mát, độc đáo và mùi bùi bùi giống khoai lang. Món này hẳn sẽ trở thành món đặc trưng và thành món khoái khẩu của tất cả mọi người.

Mứt dâu tây sấy
Với nguồn dâu tây có sẵn, Đà Lạt tận dụng hoàn toàn loại trái cây này để làm ra mứt dâu tây Đà Lạt hảo hạng, xứng đáng để vào danh sách đặc sản ẩm thực Đà Lạt. Vẫn giữ được màu sắc của trái dâu mà vẫn giữ được lợi ích cho sức khỏe, mứt dâu tây Đà Lạt.

Mứt dâu tằm
Phải kể đến trong danh sách đặc sản ẩm thực Đà Lạt, đó là mứt dâu tằm Đà Lạt. Mứt này có tác dụng chữa bệnh như hạ sốt, cảm mạo, hạ huyết áp, sáng mắt,…

Mứt mận
Mận Đà Lạt ngon nhất đó mận Trại Hầm. Bạn có thể chọn mận xanh hay mận đỏ để làm mứt đều có những vị khác nhau và có các loại chat tùy theo từng cây và thổ nhưỡng của nơi trồng.

Chè hé Đà Lạt
Chè hé Đà Lạt – vừa nghe qua cái tên cứ ngỡ như một món chè đặc sản ẩm thực Đà Lạt với nét đặc trưng thật khó hình dung, chỉ khi biết rõ về câu chuyện thú vị về nó, du khách và thực khách yêu ẩm thực phố núi mới vỡ lẽ nhiều điều.

Được gọi là chè hé chỉ bởi quán phục vụ chè chỉ hé cửa do tiết trời rất lạnh của Đà Lạt, hơn nữa với vị trí của mình, nên quán phải khép cửa để không gian dành cho khách thêm ấm cúng trong chiều Đà Lạt lộng gió. Không biển hiệu và nằm khiêm tốn ở con dốc của đường 3/2 thành phố Đà Lạt, quán chè hé đã rất nhiều tuổi tồn tại một cách thân thuộc gần gũi với người dân Đà Lạt lẫn du khách gần xa bằng thương hiệu khá mộc mạc.

Điều đặc trưng làm cho chè hé trở nên nổi tiếng không chỉ bởi chi tiết khá đặc biệt khi xưa là quán chỉ hé cửa, mà còn thể hiện nét tiêu biểu thanh đạm nhẹ nhàng trong các món chè, khiến ai thưởng thức cũng ít nhiều cảm nhận cái hồn của Đà Lạt trong đó.


Dường như với mọi người, cà phê chồn Đà Lạt không phải một cụm từ lạ lẫm hay một thức uống xa lạ nào đó khó hình dung. Trong , cà phê chồn là đặc sản đứng đầu luôn có sức lôi cuốn du khách bởi sự độc đáo và quý hiếm của nó.

Cà phê chồn đặc biệt bởi những hạt cà phê đã qua một quá trình nhai gặm của chồn, từ sự bào mòn bởicác enzym men tiêu hóa nơi dạ dày của nó, đã góp phần tạo nên hương vị rất đặc trưng của cà phê. Hương vị đặc trưng này chứa đựng cả một hành trình khám phá thú vị và độc đáo. Khi thưởng thức cà phê chồn Đà Lạt, người ta có thể cảm nhận được cả vị bùi của đất, vị ngai ngái, vị dịu dàng của hương rừng, vị thơm nồng đậm đà của cà phê…

Cà phê chồn Đà Lạt

Cà phê chồn thiên nhiên thực sự không có nhiều, ngay cả khi đưa vào đầu tư sản xuất, việc làm ra cà phê chồn đòi hỏi sự đầu tư và quá trình chế biến khá công phu. Tại Đà Lạt, Công ty Cà Phê Chồn Trại Hầm Đà Lạt được rất nhiều người biết đến bởi là cơ sở nuôi chồn thu hoạch cà phê với sản phẩm cà phê MOKA chồn khá nổi tiếng, hàng năm trung bình cũng chỉ sản xuất 200kg với giá thành cao ngất ngưởng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *