Thưởng thức mùi vị Bánh tét Long An dẻo
Riêng Mỹ Tho lại có bánh tét nước tro.Tuy khó làm nhưng ăn ngon, dễ tiêu hóa hương vị nhưng có nhân mặn ngọt tùy thích.
Bánh tét, tương truyền chính là bánh “tết” vì ăn vào ngày tết. Ngày tết không thể không có bánh tét, như ngoài bắc không thể thiếu bánh chưng. Người ta kể rằng bánh tét có xuất xứ từ một tỉnh nào đó ở phía Bắc. Đến nay chỉ riêng dân Quảng Bình gọi là bánh đòn. Còn từ Quảng Trị đổ vào các tỉnh phía Nam đều gọi một cách chân chất là bánh tét.
Ngày nay, bánh tét phong phú, muôn hình, muôn vẻ.Cũng nếp cái, cũng thịt mỡ, đỗ xanh nhưng mỗi nơi bánh tét đều bị “địa phương hóa” ít nhiều. Chẳng hạn như ở Huế, ngoài nguyên liệu trên còn được trộn thêm đậu phộng bằng điều. Còn Long An, Tiền Giang thì lớp nếp của bánh tét lại trộn thêm dừa nạo, xào với đường. Trước đây ở Long An, thời lúa mùa còn làm nhiều thì bánh tét làm bằng nếp than. Khi bóc bánh ra có lớp tím thẫm, mượt mà để kích thích sự thèm ăn. Có nơi trộn đậu đen lẫn vào nếp than ăn càng “đã” càng lạ vừa dẻo vừa bùi.
Riêng Mỹ Tho lại có bánh tét nước tro.Tuy khó làm nhưng ăn ngon, dễ tiêu hóa hương vị nhưng có nhân mặn ngọt tùy thích.
Đặc biệt ở Vĩnh Long, Cần Thơ các cô gái miệt vườn khéo tay đã làm ra bánh tét bốn màu được nâng cấp thành hàng đặc sản mỹ thuật. Loại bánh tét này làm rất công phu nên thường chỉ dùng đãi khách trong các dịp lễ tết.
Nghệ thuật làm bánh tét này là ở bí quyết nhuộm màu gạo và cách gói khéo tay. Màu xanh lá cây của bồ ngót, màu đỏ của trái gấc, màu vàng của đậu xanh, màu trắng dĩ nhiên là nếp.
Gói bánh tét khó gói hơn bánh chưng nên đòi hỏi phải có tay nghề chiếc bánh mới tròn để.Gói không chắc tay, ướp nhân chưa tới bánh sẽ bị bở, cục mỡ chưa cắn đã tan.
Làm đúng bài bản tức là nếp phải vo thật sạch, để cho ráo hết nước, đỗ xanh phải cà vỡ đôi đãi sạch hết bỏ. Thịt mỡ cắt miếng dài, vuông góc ướp với muối, đường, hành một đêm trước khi gói để gia vị có đủ thời gian thấm vào mới giữ cho mỡ cứng. Luộc nước là dứa trộn đều với nếp sau đó mới bắt đầu gói. Khi gói vỗ đều ty cho nếp dễ chặt.Miền Tây xếp hai lá đầu, bẻ bốn góc, miền Đông có nơi chỉ bẻ ba góc.
Ngoài bánh tét nhân mặn có nơi còn làm bánh tét nhân ngọt bằng đậu xanh trộn đường, dừa nạo hoặc chuối sứ. Loại này thường dùng cho người ăn chay hay nhà đông con lại nghèo không đủ tiền mua thịt mỡ. Thông thường bánh tét nấu rất lâu vì vậy nhiều người đem ngâm với nước khóm khoảng một giờ trước khi luộc để bánh mau chín. Làm cách này bánh không ngon không dẻo mất đi hương vị đặc trưng. Bánh tét ăn cắt khoanh bằng chính sợi dây lạt buộc nó, ăn mới ngon. Ngày tết cắt từng khoanh bày ra đĩa ăn với thịt kho, trứng vit, hành, kiệu mới ngon.
Leave a Reply