Vị thuốc từ lợn rừng vô cùng hay cho sức khỏe
Mật lợn rừng (dã trư đảm) chứa acid chenodesoxycholic, acid 3a– hydroxy-6-oxo-5a cholanic, acid lithocholic, có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Hiện nay, thịt Lợn rừng vốn được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộng vì thịt Lợn rừng săn chắc nhờ vận động liên tục, Lợn rừng được hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt Lợn rừng nhiều nạc nhưng rất mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt Lợn nhà. Thịt Lợn rừng rất ngọt, thơm, hàm lượng cholerteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên không chỉ Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới cũng rất lớn.
Thịt lợn rừng còn có rất nhiều bộ phận được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền qua kinh nghiệm dân gian như:
– Thịt lợn rừng (dã trư nhục) chứa 17% protein, 0,5% lipid, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tư bổ, nhuận da, trị hư nhược, trừ kinh giản, cầm máu, chữa sốt rét, động kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu. Dạng dùng thông thường là thức ăn – vị thuốc, nấu ăn hằng ngày.
– Mỡ lợn rừng (dã trư cao). Khi săn bắn được lợn rừng, đồng bào miền núi thường lột da, rồi treo trên giàn bếp (mỡ lợn có rất ít ở thịt mà chỉ khu trú ở dưới lớp da và ngay trong da). Khi cần mỡ, họ hơ da lợn lên than hồng để mỡ chảy ra, hứng lấy mà dùng. Họ lấy mỡ đến khi da teo quắt lại mới thôi. Mỡ lợn rừng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm tăng tiết sữa và làm se bụng. Phụ nữ sau khi sinh con, nếu thiếu sữa, thường lấy mỡ lợn rừng, 1-2 thìa cà phê, hòa với ít , uống làm 3 lần trong ngày. Dùng mỡ lợn rừng bôi ngoài để chữa bỏng, nhọt độc, ghẻ ngứa, vết thương.
– Mật lợn rừng (dã trư đảm) chứa acid chenodesoxycholic, acid 3a– hydroxy-6-oxo-5a cholanic, acid lithocholic, có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mỗi lần dùng 1,5-2g mật hòa với , uống chữa sản hậu, thũng độc (tài liệu nước ngoài). Dùng ngoài, bôi nước mật để chữa bỏng lửa.
– Dương vật và tinh hoàn lợn rừng (dã trư âm kinh) phơi hoặc sấy khô, giã nhỏ, rây bột mịn; ngày uống 6-12g chữa liệt dương, di tinh, lưng đau, gối mỏi. Dùng ngoài, lấy dương vật giã nhỏ với nõn cây chuối rừng, đắp băng để rút tên, đạn hoặc que cắm vào da thịt. (Kinh nghiệm của đồng bào Tây Nguyên).
Người ta còn dùng móng chân lợn rừng (dã trư đề) sao với cát cho phồng, tán bột uống để chữa trúng phong, tê bại. Phân lợn rừng (dã trư phẩn) chữa hoàng đản, thủy thũng, chướng bụng. Răng lợn rừng (dã trư nha) chữa sốt cao, phát cuồng, ung nhọt, thổ huyết. Sỏi mật lợn rừng (dã trư hoàng) chữa kinh phong, kiết lỵ ra máu, mụn lở chảy nước vàng.
Leave a Reply